Từ năm ngoái đến năm nay, cụm từ “lay off”, thất nghiệp khiến không ít người lo ngại, đặc biệt là những người đã chạm ngưỡng hoặc hơn 30 tuổi. Cái tuổi 30 thường được gắn với quan niệm “Tam thập nhi lập”, khi mà con người ta phải độc lập, vững vàng giữa cuộc đời. Ở xã hội hiện đại, 30 tuổi là deadline cho vô số việc quan trọng như: mua nhà, tậu trâu, lấy vợ. Chưa kể, mạng xã hội còn đặt ra cả đống chuẩn mực cho độ tuổi này kiểu “có 100 triệu ở tuổi 30”, “có mức lương 20 triệu khi 30 tuổi”,…Những tiêu chuẩn này nhiều đến mức, người ta mặc định rằng nếu không làm được nghĩa là thất bại. Quay lại vấn đề thất nghiệp, trong mắt người đời và cả chính người trong cuộc thì đây chính là thất bại thực sự. Ừ thì 30 tuổi đâu mà không kiếm ra tiền, sống lay lắt, ăn bám gia đình lại chả thất bại quá đi chứ, nhưng liệu thất nghiệp tuổi 30 có thật như vậy không?
Áp lực bủa vây khiến ta nghẹt thở
Áp lực khi thất nghiệp là điều đương nhiên, chưa kể còn bao gồm rất nhiều kiểu áp lực khác nhau khiến chủ thế quay cuồng. Cũng từng rơi vào cảnh thất nghiệp, tôi nghiệm ra những kiểu áp lực điển hình bao gồm: áp lực tài chính, áp lực từ gia đình và áp lực từ chính bản thân.
Áp lực tài chính
Nôm na là áp lực vì không có tiền. Trên đời này, không gì cấp bách bằng tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn. Nếu bạn đã có gia đình, bạn còn được nhân đôi áp lực vì con bạn cần ăn, cần đi học. Mình có thể nhịn 1-2 bữa, ai nỡ để con chịu khổ, đúng không? Sinh tồn có lẽ cũng là một trong những động lực chính để chúng ta đi làm công ăn lương dù biết là mỗi ngày thực dậy, ta đều mệt mỏi. Nhưng có việc còn đỡ, khi thất nghiệp, những khoản tiền, hóa đơn sẽ lập tức ụp lên bạn, khiến bạn ngạt thở, thậm chí gục ngã vì stress.
Khi bạn không có tiền, bạn sẽ dễ sa vào những mối nguy mà nếu không tỉnh ngộ sớm, hậu quả sẽ cực kỳ khó lường. Đầu tiên, bạn dễ “nhắm mắt đưa chân” vào công ty bạn không thích, công việc bạn không yêu và vòng lặp stress sẽ tiếp tục. Tiếp theo, tình trạng rỗng túi sẽ thôi thúc bạn điên cuồng tìm các công việc làm thêm và bạn rất có thể trở thành miếng mồi ngon của những kẻ lừa đảo đầy rẫy trên mạng. Khi đó, bạn không chỉ không có tiền vì thất nghiệp tuổi 30, bạn còn được khuyến mại thêm một khoản nợ nữa. Quá bi đát!
Giải bài toán thất nghiệp có thể cần thời gian dài, lo kế sinh nhai trước mắt quan trọng hơn! Nếu bạn thực sự đang bế tắc, một công việc tự do cũng là một lựa chọn không tệ:
- Nếu bạn có ô tô, hãy đăng ký làm tài xế XanhSM tại: https://shorten.asia/XWjdt2Hu
- Nếu bạn có xe máy, game cũng easy thôi: https://shorten.asia/QbnJbTMq
Áp lực từ gia đình
Tôi có đọc được một comment trên mạng xã hội thế này: Khi bạn không kiếm được tiền, người đầu tiên coi thường bạn chính là người thân. Nghe hơi đau lòng nhưng đau lòng hơn là nó không hề sai. Tôi không nói rằng người thân, gia đình là những người đày đọa chúng ta, nhưng có lẽ, họ kỳ vọng vào ta hơn ai hết nên sự thất vọng của họ cũng lớn hơn. Nếu bạn không tin, bạn cứ thử lướt các group công việc là biết có vô vàn bạn trẻ phải chịu đựng sự dè bỉu, trách móc của gia đình. Tình trạng nghiêm trọng đến mức các bạn phải xách xe ra đường đúng giờ đi làm, nhưng thực ra các bạn đi lang thang, lê la cafe để gia đình đỡ ngứa mắt.
Theo tôi, áp lực này đáng sợ hơn áp lực tài chính rất nhiều vì nó gây ra nhiều cảm xúc tiêu cực. Ngoài sự bực bội vì nghe gia đình chì chiết, trong sâu thẳm chúng ta đang tự trách bản thân. Ta trách mình không đủ giỏi giang, phụ công cha mẹ nuôi ăn học và phụ lòng mong mỏi của người thân. Chưa kể, chúng ta cũng có thể phải nghe những lời so sánh với “con nhà người ta”. Cơn ác mộng này khiến bạn kiệt quệ từng ngày vì lúc này, bạn chính là đáy xã hội. Tôi hiểu người thân so sánh vì muốn ta tự ái, từ đó có động lực cố gắng vươn lên. Nhưng bạn biết đấy, đây là phương pháp giáo dục sai lầm. Thay vì động viên, họ đang vùi dập chúng ta.
Áp lực từ chính bản thân mình
Con người đều có lòng tự trọng, tính tự ái và chúng là yếu tố thổi bùng những áp lực khi ta rơi vào cảnh thất nghiệp tuổi 30. Như trên đã nói, áp lực từ tài chính, gia đình sẽ khiến bạn vô thức gây ra áp lực cho bản thân. Bạn sẽ rơi vào vũng lầy của việc tự dày vò bản thân với những câu nói lặp đi lặp lại: Mình là đồ thất bại, tương lai mình thật mờ mịt, tại sao mình đen đủi như thế, mình đang tụt hậu dần, mình phải làm gì đây,…Dần dần, bạn mất đi động lực, thậm chí là mất luôn niềm tin vào bản thân.
Trước rất nhiều tấm gương “con nhà người ta”, bạn bắt đầu rơi vào peer pressure (áp lực đồng trang lứa). Bên cạnh việc tự vấn lương tâm, bạn còn mệt mỏi khi chứng kiến thành công của các bạn học trong khi bạn vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi. Áp lực từ bản thân sẽ không buông tha bạn nếu bạn không tự mình vượt qua, nhưng bạn chỉ có thể vượt qua khi bạn tự tin, mà muốn tự tin thì bạn cần “tiền đầy túi, tình đầy tim”, muốn vậy thì bạn phải Không Thất Nghiệp. Vậy đó, vòng luẩn quẩn giống như lời nguyền The Ring, không hề có hồi kết!
Câu chuyện thất nghiệp, lay off được dự đoán sẽ tiếp tục đến hết năm 2025, khi kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch. Lý thuyết là vậy, nhưng với những người hơn 30 tuổi thì câu chuyện thất nghiệp tuổi 30 vẫn có thể sẽ dài hơn vì nguy cơ luôn thường trực. Nhưng tin tôi đi, không việc gì là không giải quyết được miễn là bạn không mất niềm tin. Đống áp lực bên trên sẽ sớm “bay màu” nếu bạn…theo dõi phần 2 của bài viết. Đừng quên đón đọc nhé!