Chào các bạn, hôm nay chúng ta quay trở lại với chủ đề tiết kiệm. Tiết kiệm chỉ là 2 từ đơn giản nhưng làm rồi mới biết, nó không chỉ khó mà còn khó chịu nữa, đặc biệt với những người mới bắt đầu. Tôi rất thấu hiểu điều này vì từng trải qua giai đoạn “chíu khọ” này nên hôm nay, tôi sẽ điểm qua những chướng ngại không hề dễ chịu dành cho những tay mơ trên hành trình tiết kiệm.
Có thể bạn quan tâm:
- [Chuyện 30] 5 lợi ích khi mua bảo hiểm trước tuổi 30
- [Chuyện 30] Chi tiêu là một nghệ thuật, bạn có phải nghệ sĩ không?
- [Chuyện 30] Tiết kiệm tiền: Làm gì để “tăng tốc” tối đa?
Vì sao mới tiết kiệm lại gây ra nhiều khó chịu?
Trước khi điểm danh những mệt mỏi của việc tiết kiệm, chúng ta cần hiểu rõ vì sao tiết kiệm lại mệt. Theo nhiều chuyên gia tài chính, tiết kiệm là một thói quen tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn, bão lay-off đang xảy ra trên khắp thế giới. Biết là thế, nhưng không phải ai cũng có khả năng giữ lại số tiền mình kiếm được.
Nguyên nhân chính là sức mạnh của thói quen. Nhiều người đã quen với việc chi tiêu phóng khoáng, thậm chí là hoang phí nên sẽ rất khó để cắt giảm chi tiêu hoặc quản lý chi tiêu cá nhân theo một khuôn khổ nhất định. Điều này khá dễ hiểu vì một người đang quen chốt đơn, săn sale sẽ rất bứt rứt khi không lướt các sàn TMĐT vài lần một ngày. Chưa kể, những thói quen chi tiêu khác như ăn uống, tụ tập, cà phê với bạn bè cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để cắt giảm hoặc từ bỏ vì đơn giản, sức mạnh của thói quen rất lớn, tỷ lệ nghịch với nghị lực của chúng ta.
Nếu bạn thắc mắc về sức mạnh của thói quen, hãy nhớ lại hình ảnh những cụ già dậy sớm ra đường tập thể dục giữa mùa Covid-19. Dù biết bị cấm và có nguy cơ lây nhiễm, nhưng thói quen phải ra đường tập thể dục vẫn thôi thúc họ phạm luật.
Tuy nhiên, phải khẳng định lại đó là tiết kiệm là một thói quen tốt, mà để sở hữu một thói quen tốt cần có sự rèn luyện, thậm chí đánh đổi. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ không tránh khói những cảm xúc tiêu cực như mệt mỏi, muốn bỏ cuộc, thậm chí tuyệt vọng. Nhưng tin tôi đi, khi bạn vượt qua được giai đoạn này, bạn sẽ nhận thấy phần thưởng của việc tiết kiệm là vô cùng xứng đáng.
Nếu bạn muốn thì cách làm vô cùng đơn giản như nuôi heo đất, dùng sổ phân chia chi tiêu. Tích tiểu thành đại mỗi ngày là bạn có thể sở hữu một khối tài sản không ngời!
Tham khảo các mẫu heo đất tại: https://shorten.asia/u18yMUpk
Tham khảo các mẫu sổ tiết kiệm tại: https://shorten.asia/u18yMUpk
Điểm danh những khó chịu của việc tiết kiệm
Đấu tranh để từ bỏ thói quen cũ
Chắc chắn rồi, thay thế một thói quen cũ cần tinh thần quật cường để đấu tranh với những thứ vốn đã ăn sâu trong bạn trong một khoảng thời gian dài. Tôi từng là một đứa nghiện trà sữa, mỗi tháng tôi dành đến cả triệu đồng cho đam mê này. Ít nhất mỗi ngày tôi phải uống từ 1-2 cốc trà sữa mới cảm thấy đó là một ngày trọn vẹn. Tôi thừa hiệu hệ lụy về sức khỏe và tài chính mà thói quen này gây ra nhưng nói thì dễ nhưng làm thì siêu khó. Thậm chí, thói quen này mạnh mẽ đến mức dù tôi có ghi lại chi phí cho trà sữa thì tôi vẫn thấy…bình thường, và cứ thế chìm sâu trong hương vị ngọt ngào của trà sữa.
Sau khi đọc thêm tin tức tiêu cực về trà sữa, tôi cũng thử cai món đồ uống này. Thay vì uống mỗi ngày, tôi bắt mình chỉ được uống 2 cốc/tuần và chỉ được đúng 2 ngày, tôi quay lại thói quen cũ. Khi uống xong, tôi cảm thấy tội lỗi, nhưng vòng luẩn quẩn vẫn cứ lặp lại.
Mất niềm tin vào đích đến
Cảm giác không biết mình tiết kiệm để làm gì thật sự khó chịu, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người bỏ cuộc ngay từ khi bắt đầu. Nhiều người chấp nhận từ bỏ việc tiết kiệm vì họ không hiểu vì sao họ phải làm vậy và họ tin rằng họ chẳng thể hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, bạn đặt mục tiêu tiết kiệm 100 triệu trong vòng 4 tháng, nhưng được vài hôm, bạn quay lại thói chi tiêu cũ vì tin rằng, dù bạn có dè xẻn đến mức nào thì con số 100 triệu vẫn không thể trở thành hiện thực. Rõ ràng niềm tin này là mù quáng vì khi chưa cố gắng hết sức nhưng nó cũng phản ánh hành trình tích lũy không chỉ cần chăm chỉ mà còn một tinh thần kiên định, quyết tâm và luôn tin tưởng.
Nói đi cũng phải nói lại, đặt mục tiêu quá xa vời thực tế cũng góp phần khiến kế hoạch tiết kiệm sụp đổ. Như vậy, cách chữa sự khó chịu này chính là đặt mục tiêu vừa phải thôi để không bị áp lực, kiễng chân lâu quá sẽ không chịu được đâu các bạn ạ!
Loay hoay giữa một “rừng” bí kíp
Không phủ nhận rằng tiết kiệm tiền là một chủ đề hấp dẫn vì nó dễ dàng thu hút nhiều chiều quan điểm, có tích cực và tiêu cực. Trong đó, các bí kíp tiết kiệm là topic rất quen thuộc. Không tin, bạn thử search Google xem, trong vòng vài giây sẽ hiện ra cả ngàn kết quả. Điều này giúp những người mới tiết kiệm dễ dàng tìm được phương pháo phù hợp cho thể trạng tài chính của bản thân. Lý thuyết là vậy, nhưng thực tế thì không ít người bị “ngợp”, mất định hướng trước một biển thông tin, để rồi thử hết cách này đến cách khác nhưng cũng không đi đến đâu.
Cứ tích được một xíu lại xảy ra chuyện
Ai từng rơi vào trường hợp này, giơ tay! Lượn lờ trên các trang mạng xã hội, tôi thấy nhiều bạn than vãn rằng sau một thời gian chăm chỉ tích lũy, kiểu gì họ cũng gặp một biến cố gì đó buộc họ phải tiêu sạch tài khoản. Lý do thường gặp là ốm đau đi viên, thất nghiệp không nguồn thu hoặc gia đình có việc gấp. Tuy hơi buồn nhưng đừng vì vậy mà buông bỏ thói quen tích lũy, bạn nhé!.
Nguyên nhân vì khoản tiết kiệm của bạn đã phát huy đúng vai trò của nó – hỗ trợ bạn khi có biến cố. Thử nghĩ ngược lại xem, nếu bạn không tích lũy, chắc chắn tình hình của bạn sẽ tệ hơn rất nhiều. Việc của bạn bây giờ chính là tiếp tục kiên định và tích lũy những khoản lớn hơn trong tương lai.
Hành trình vĩ đại nào cũng bắt đầu từ những bước chân nhỏ bé, tiết kiệm cũng vậy. Những hòn đá ven đường có thể làm bạn vấp ngã nhưng có hề gì vì nếu không vượt qua được, bạn sẽ không đủ sức để chống chọi với những biến động lớn hơn. Dĩ nhiên, phần thưởng lớn sẽ chẳng bao giờ dành cho những kẻ không xứng đáng.